Rate this post

Trong những ngày gần đến Tết Nguyên Đán, các làng nghề truyền thống ở TX An Nhơn, tỉnh Bình Định tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết.

Các Làng Nghề Truyền Thống Ở Bình Định Tất Bật Vào Vụ Tết
Các Làng Nghề Truyền Thống Ở Bình Định Tất Bật Vào Vụ Tết

Làng Nghề Rượu Bàu Đá Đỏ Rực Lửa Từ Sáng Đến Chiều Tối

Các lò nấu rượu ở làng Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xa An Nhơn, Bình Định) luôn đỏ rực lửa từ sáng sớm đến chiều tối để tăng sản lượng rượu Bàu Đá sản xuất ra mỗi ngày. Bình quân những ngày bình thường mỗi hộ nấu rượu với 2 lò có thể sản xuất ra khoảng 15 lít rượu nhưng những ngày tháng chạp sản lượng rượu sản xuất có thể tăng gấp tôi để đáp nhu cầu của thị trường.

Các Làng Nghề Rượu Bầu Đá Tất Bật Vào Vụ Tết
Các Làng Nghề Rượu Bầu Đá Tất Bật Vào Vụ Tết

Hiện nay, sản phẩm rượu Bầu đá có 3 loại là rượu gạo, rượu nếp và rượu đậu xanh với mức giá lần lượt là rượu gạo Bầu đá giá 60.000 đồng/lít, rượu nếp Bầu đá giá 90.000 đồng/lít và rượu đậu xanh Bầu đá giá 150.000 đồng/lít. Rượu nấu ra mỗi ngày đều đươc bạn hàng đến mua sỉ hết và chở đi.

Xem Chi Tiết: Các Loại Rượu Bầu Đá

Theo ông Dương Văn Hành, Phó chủ tịch Hiệp hội Sản xuất – kinh doanh rượu Bàu đá Bình Định, sản lượng rượu Bàu đá làng Cù Lâm nấu ra mỗi năm trên 35.000 lít các loại nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Rộn Ràng Làng Nghề Bánh Tráng Trường Cửu

Cổng Làng Bánh Tráng Trường Cửu
Cổng Làng Bánh Tráng Trường Cửu

Tại xã Nhơn Lộc, làng nghề bánh tráng Trường Cửu cũng rộn ràng đốt lò từ sáng đến chiều để tráng bánh kịp giao hàng cho khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Rộn Ràng Làng Nghề Bánh Tráng Trường Cửu
Rộn Ràng Làng Nghề Bánh Tráng Trường Cửu

Ngày bình thường mỗi người thợ tráng bánh chỉ tráng khoảng 20 – 25kg gạo và mì nhưng đến khoảng thời gian từ đầu tháng Chạp trở đi sản lượng bánh tráng sản xuất ra tăng mạnh mỗi ngày mỗi người thợ làm banh tráng có thể tráng khoảng 35 – 40kg gạo và mì. Hiện nay, giá bánh tráng nhúng Bình Định 40.000 đồng/ràng 20 cái, bánh cuốn chả ram 60.000 đồng/kg, bánh tráng dày mè dừa để nướng là 70.000 đồng/ ràng 10 cái.

Cả thôn Trường Cửu có khoảng 70 hộ làm nghề tráng bánh tráng thủ công. Sản phẩm bánh tráng Trường Cửu cung cấp cho thị trường bánh tráng khắp cả nước.

Làng Nghề Đặc Sản Bún Song Thằn

Làng Nghề Đặc Sản Bún Song Thằn
Làng Nghề Đặc Sản Bún Song Thằn

Làng nghề bún – bánh An Thái (xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn), nơi nổi tiếng với đặc sản bún Song Thằn.

Theo ông Dương Thanh Cường, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc, làng nghề có trên 150 cơ sở sản xuất bún trong diện quy hoạch làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Bình Định công nhận. Những năm qua chính quyền địa phương chú trọng việc xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề, nhất là sản phẩm bún Song Thằn tại các hội chợ, triển lãm trên toàn quốc, tiến tới xây dựng thương hiệu tập thể làng nghề. Làng nghề đang có bước phát triển mạnh mẽ, đầu ra thuận lợi, nhất là trong những tháng Tết, tạo việc làm cho hơn 800 lao động.

Làng Nghề Sản Xuất Bún Tươi

Đối với người dân làng nghề sản xuất bún tươi thôn Ngãi Chánh (xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn), những ngày giáp tết không khí và công việc trong làng nghề cũng rộn rã không kém. Bún tươi khi làm ra được các thương lái thu mua và vận chuyển đi khắp nơi, lên tận các tỉnh Tây nguyên, vào TPHCM. Cả làng nghề có nhiều hộ đầu tư máy sản xuất bún và các hộ vừa kinh doanh vừa sản xuất bún, tạo việc làm ổn định cho nhiều người trong làng.

Tết đến xuân về là khoảng thời gian nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các làng nghề truyền thống bắt đầu đẩy mạnh sản xuất để tăng sản lượng hàng hóa sản xuất ra cung cấp cho thị trường. Các làng nghề truyền thống ở Bình Định như làng rượu Bầu đá, làng nghề banh tráng Trường Cửu, làng nghề sản xuất Bún Song Thằn, … cũng bận rộn, nhộn nhịp không kém.

Để lại một bình luận