5/5 - (1 bình chọn)
Cao ngựa là vị thuốc quý của người Việt được ông bà ta sử dụng từ thời xa xưa. Nó có nhiều tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người bệnh mới khỏe lại, hỗ trợ chữa trị các bệnh về xương khớp, tăng cường nâng cao sức khỏe, …. Vậy cao xương ngựa là gì? Có tác dụng như thế nào? Mời bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ dưới đây của Đặc Sản Bình Định Online (thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín).

Giới Thiệu Về Cao Ngựa

Cao Ngựa Là Gì?

Cao Ngựa Là Gì?
Cao Ngựa Là Gì?
Cao ngựa là cao được nấu từ xương ngựa. Cao có màu nâu vàng hoặc nâu cánh gián, mùi hơi tanh. Theo y học cổ truyền, cao xương ngựa có vị ngọt, tính mát, ngây có nhiều tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương, ích khí. Ngựa dùng để nấu cao chủ yếu là ngựa nhà. Cao ngựa được chia thành 2 loại:
  • Cao ngựa bạch: Là cao ngựa được nấu từ xương của những con ngựa trắng.
  • Cao ngựa thường: Là cao được nấu từ xương của những con ngựa có màu khác.
Theo một số nghiên cứu thì cao được làm từ xương của những con ngựa có tác dụng tốt hơn cao xương ngựa thường.

Hướng Dẫn Cách Nấu Cao Xương Ngựa

Từ xương của một con ngựa trưởng thành có thể nấu ra được từ 5 – 6kg cao đặc. Chúng ta có thể nấu cao từ xương của một con ngựa hoặc trộn lẫn xương của nhiều con ngựa lại với nhau.
Hướng Dẫn Cách Nấu Cao Ngựa
Hướng Dẫn Cách Nấu Cao Ngựa

Cách Bước Nấu Cao Xương Ngựa

  • Bước 1: Làm Sạch: Cho toàn bộ phần xương ngựa vào nồi nước để nấu. Khi nước sôi thì dùng gậy khuấy đều, khuấy mạnh trong thời gian dài để cho phần thịt và gân còn dính trên xương bong tróc ra hết. Tiếp theo, dùng bàn chải cứng cọ mạnh cho xương sạch hoàn toàn phần thịt và gân còn sót lại rồi đem rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
  • Bước 2: Tách Bỏ Tủy Và Xương Xốp: Phần xương sau khi đã được rửa sạch thì đem phơi dưới nắng to để xương khô hoặc sấy xương ở nhiệt độ khoảng từ 50 độ C để rút ngắn thời gian làm khô xương. Khi xương đã khô thì cưa xương thành đoạn dài khoảng 10 – 15cm, chẻ nhỏ, nạo bỏ hết phần tủy và lớp xương xốp ở trong rồi rửa sạch.
  • Bước 3: Ngâm Xương Với Rượu Gừng: Rượu gừng dùng để ngâm xương được làm theo tỷ lệ 1kg gừng tươi ngâm với 5 lít rượu trắng nồng độ cao (khoảng trên 50 độ). Rượu gừng và xương ngựa theo tỷ lệ 1:10 có nghĩa là 1 lít rượu gừng dùng ngâm 10kg xương ngựa. Với lượng rượu gừng trên dùng để ngâm 50kg xương.
  • Bước 4: Xếp toàn bộ xương ngựa vào nồi rồi cho nước dô sao cho ngập trên phần xương khoảng 10cm.
Lưu ý: Nên có khoảng trống ở giữa để có thể múc dịch chiết ra.
  • Bước 5: Đun sôi nồi nước xương liên tục trong 24 giờ, cạn nước thì châm thêm.
Chú ý: Luôn kiểm tra và châm thêm nước nóng thường xuyên, giữ cho nước luôn ngập xương.
  • Bước 6: Sau 24 giờ nấu liên tục thì lấy phần nước dịch chiết (lần thứ nhất), đem cô đặc riêng. Sau đó, tiếp tục cho thêm nước sôi và đun trong 24 giờ rồi rút nước chiết lần thứ 2 đem cô đặc riêng. Làm tương tự ở lần 3, lần 4, lần 5.
Dịch chiết của lần 3, lần 4, lần 5 có thể dồn lại, đánh đều để cô đặc. Chú ý:
  • Cô đặc cao không để cao quá đặc hoặc quá loãng vì như vậy cao sẽ khó đổ bánh, cao để lâu ngày dễ bị chảy và dễ bị mốc. Tốt nhất là cô đặc cao đến khi nhấc đũa khuấy lên cao không bị chảy là được.
  • Cô cao trên lửa nhỏ, cháy đều và khuấy liên tục để tránh cao bị khê.
Khi cao đã được thì đổ cao vào khuông đã bôi dầu, mỡ hoặc trải lá chuối cho cao khỏi dính khuông khi nguội. Cao nguội có thể cắt thành bánh từ 50 – 100g, dùng giấy bóng hoặc nilong gói cao và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Cao thành phẩm có màu nâu vàng, để lâu ngày có màu sẫm hơn.

Tác Dụng Của Cao Ngựa

Tác Dụng Của Cao Ngựa
Tác Dụng Của Cao Ngựa
Cao ngựa là loại cao có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên được sử dụng khá phổ biến. Một số tác dụng tốt của cao ngựa có thể kể đến như:
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp: Cao ngựa là loại cao quý chỉ xếp sau cao hổ. Trong cao ngựa có chứa nhiều hợp chất quan trọng tham gia vào quá trình cấu tạo của hệ thống xương khớp nên sử dụng cao ngựa giúp mang lại nhiều tác dụng tốt như: Tăng sinh xương, chống còi xương; Phòng chống thoái hóa, bảo vệ sức khỏe xương khớp; Hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, …
  • Theo nhiều công trình nghiên cứu phân tích cho thấy trong cao ngựa có 17 loại axit amin thiết yếu và nhiều loại muối khoáng, nguyên tố vi lượng, protein nên sử dụng cao ngựa có nhiều tác dụng trong bồi bổ sức khỏe cho người bị suy nhược, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh.
  • Một trong những tác dụng tốt của cao ngựa nhất định phải kể đến là giúp mạnh gân cốt, tăng cường thể lực, tăng cường các chức năng sinh lý.
  • Sử dụng cao ngựa mỗi ngày còn giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, phiền não, giúp tinh thần thoải mái qua đó giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Sử dụng cao ngựa giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm tá tràng mãn tính.
  • Trẻ em gầy yếu, suy dinh dưỡng sử dụng cao ngựa giúp hỗ trợ tăng cân và tăng chiều cao, vóc dáng. Cao ngựa đặc biệt tốt cho trẻ đang trong giai đoạn dậy.
  • Ngoài ra, cao ngựa cũng rất tốt cho người cao tuổi, phụ nữ có kinh nguyệt không đều.

Cách Sử Dụng Cao Ngựa Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất

Cách Sử Dụng Cao Ngựa Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất
Cách Sử Dụng Cao Ngựa Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất
Sử dụng cao ngựa như thế nào? là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm và quan tâm. Để tăng hiệu quả sử dụng cao ngựa cần chú ý:

Liều Dùng

  • Người lớn: Mỗi ngày dùng không quá 10g và chia làm 2 lần sử dụng.
  • Trẻ nhỏ: Mỗi ngày dùng không quá 5g và cũng nên chia làm 2 lần sử dụng.

Cách Sử Dụng

Hiện nay, có 3 cách sử dụng cao ngựa được nhiều người lựa chọn là:
  • Cách 1: Dùng cao ngựa để ăn trực tiếp hoặc trộn với cháo nóng để ăn.
  • Cách 2: Có thể trộn cao với 1 thìa mật ong, thêm chút nước lọc rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút để ăn. Có thể hấp cách thủy cao trong nồi cơm và ăn trước khi ăn cơm khoảng 10 phút.
  • Cách 3: Ngâm cao trong rượu trắng để tạo thành rượu cao ngựa. Rượu cao ngựa ngâm càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 1 – 2 ly nhỏ.
Cách ngâm rượu cao ngựa: Thái mỏng 100g cao ngựa rồi đem ngâm với 1 lít rượu trắng cao độ (khoảng trên 50 độ). Bình rượu ngâm khoảng 1 tháng là dùng được.
Lưu Ý: Để thấy được hiệu quả của cao ngựa nên sử dụng cao liên tục trong thời gian 2 -3 tháng.

Những Kiêng Kỵ Khi Sử Dụng Cao Ngựa

Những Kiêng Kỵ Khi Sử Dụng Cao Ngựa
Những Kiêng Kỵ Khi Sử Dụng Cao Ngựa
Khi sử dụng cao xương ngựa cần kiêng:
  • Các món ăn tanh như cá, tôm, cua, …
  • Các gia vị có tính cay như tiêu, tỏi, ớt, …
  • Nước trà đậm đặc.
  • Một số loại thực phẩm như đậu xanh, rau muống, măng, ….

Những Ai Không Nên Sử Dụng Cao Ngựa

Những Ai Không Nên Sử Dụng Cao Ngựa
Những Ai Không Nên Sử Dụng Cao Ngựa
Cao ngựa là loại cao có ngựa chứa nhiều chất đạm nên những người mắc bệnh gout, các bệnh ngoài da, người có chức năng gan, thận kém, có dấu hiệu bị suy gan, suy thận và trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng cao ngựa. Vừa rồi là một số thông tin chia sẻ của Đặc Sản Bình Định Online về vị thuốc cao ngựa. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ nó với mọi người bạn nhé! Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài.

Để lại một bình luận