Tỏi là một loại gia vị thường được dùng trong mỗi bữa ăn của người Việt. Sử dụng tỏi mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra tỏi còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như đau nhức, nhiễm trùng da, đầy bụng đặc biệt giúp cải thiện sinh lý nam giới, …. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin và công dụng kỳ diệu của loại gia vị này.
Một Số Đặc Điểm Của Cây Tỏi
Tỏi có tên khoa học: Allium sativum; Tên tiếng Anh: Garlic; Họ: Thuộc họ Hành (Allium).
Có Thể Bạn Quan Tâm: Những Tác Dụng Thần Kỳ Khi Ăn Tỏi Sống
Đặc Điểm Sinh Học Của Cây Tỏi
Tỏi là một loại thực vật thuộc họ hành, nhóm thực vật thân thảo. Cây tỏi gồm các bộ phận:
- Rễ: Rễ tỏi là rễ chum.
- Củ: Củ tỏi mọc trên mặt đất, có nhiều tép tỏi nhỏ. Đây là nơi tổng hợp và dự trữ chất dinh dưỡng.
- Thân: Thân tỏi (còn được gọi là cán hoa) có màu xanh lục mọc trực tiếp từ dưới củ, vươn thẳng lên. Trên đỉnh của thân cây sẽ mọc hoa. Thân tỏi thường có chiều cao 50 cm.
- Lá: Lá tỏi có màu xanh lục.
- Hoa: Hoa tỏi được xếp thành tán, có màu trắng, thường nở vào tháng 5 đến 7 hàng năm.
Nơi Phân Bố Chủ Yếu Của Cây Tỏi
Tỏi chịu lạnh và chịu nhiệt rất tốt nên có thể sinh trưởng và phát triển ở tất cả mọi nơi.
Về nguồn gốc, Tỏi được người ở vùng Trung Á tìm thấy và sử dụng đầu tiên vào khoảng 5000 năm trước.
Tại Việt Nam, tỏi có thể mọc dại và được con người gieo trồng. Một số vùng đất nổi tiếng trồng tỏi như Khánh Hòa, Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang, Hòa Bình, Hải Dương, …
Tỏi khá dễ trồng. Nhiệt độ thích hợp để tạo củ là 22 – 25 độ C.
Bộ Phận Sử Dụng Và Cách Bảo Quản
Bộ phận sử dụng của cây tỏi đó chính là phần củ tỏi. Người Việt thường dùng để làm gia vị, làm thuốc, …
Tỏi được gieo trồng và thu hoạch theo thời vụ. Khi thu hoạch là thu hoạch cả cây tỏi.
Tỏi sau khi thu hoạch cần loại bỏ phần rễ và phần thân lá, giữ lại phần củ.
Để bảo quản củ tỏi được lâu nên đựng tỏi trong túi vải, túi lưới, … và để tỏi ở khô ráo, thoáng mát. Đây là cách giữ cho tỏi không bị mất hương vị cũng như không bị vi khuẩn tấn công. Không nên để tỏi trong tủ lạnh vì tỏi sẽ không còn tươi, bị khô và bị mất chất dinh dưỡng quan trọng.
Thành Phần Hóa Học Trong Củ Tỏi
Trong củ tỏi tươi có chứa các thành phần hóa học nhưu sau:
- Đường
- Chất xơ
- Chất đạm
- Chất béo
- Vitamin C
- Vitamin B
- Vitamin A
- Sắt
- Magie
- Canxi
- Phospho
- Kẽm
- Natri
- Kali
- Mangan
Vị Thuốc Của Củ Tỏi
Tính Vị
Theo Đông y củ tỏi có vị cay, tính ấm.
Quy Kinh
Đã từ lâu, tỏi là một loại dược liệu quan trọng trong Đông y, nó đã được quy vào một số kinh sau:
- Kinh Tỳ
- Kinh Vị
- Kinh Phế
- Kinh Thận
Tác Dụng Dược Lý
Theo Đông y, củ tỏi tươi có những tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Giải độc
- Sát trùng
- Làm ấm tỳ vị
- Hành khí trệ
- Chữa đầy bụng
- Chữa rối loạn tiêu hóa
- Điều trị rắn cắn
- Điều trị phù thũng
- Chữa tiêu chảy
- Chữa kiết lỵ
- Chữa chứng khó tiêu
- Chữa ho gà
- Chữa sốt rét.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, củ tỏi tươi có những tác dụng sau:
- Chống ung thư
- Hỗ trợ điều trị ung thư
- Kháng khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm
- Chống oxy hóa
- Giúp xương chắc khỏe
- Phòng ngừa các bệnh về tim mạch
- Cường dương
- Ngăn ngừa chứng Alzheimer
- Làm đẹp da, giảm mụn trứng cá.
Cách Dùng Và Liều Dùng Tỏi
Có thể dùng tỏi ở dạng tươi hoặc ngâm rượu, ngâm giấm. Tỏi dùng ở dạng tươi, bạn có thể ăn sống, dùng làm gia vị cho các món ăn, cho nước chấm.
Chú Ý:
- Tỏi là một vị thuốc tốt cho sức khỏe nhưng không nên quá lạm dụng, ăn quá nhiều tỏi trong ngày. Liều dùng vừa đủ mỗi ngày từ 1 – 2 nhánh tỏi.
- Khi dùng tỏi để làm thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng khi.
Xem Thêm: Rượu Tỏi – Rượu Ngâm Tốt Cho Sức Khỏe
Một Số Lưu Ý Khi Dùng Tỏi Chữa Bệnh
Khi sử dụng tỏi bạn cần chú ý một số điều sau:
- Trước khi dùng các bài thuốc từ tỏi để hỗ trợ điều trị cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Khi dùng các bài thuốc từ tỏi, nếu thấy cơ thể có triệu chứng khác lạ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Khi bị tiêu chảy, tuyệt đối không nên ăn tỏi sống.
- Tỏi có tính ấm nóng, người bệnh gan không nên ăn nhiều tỏi vì như vậy sẽ làm tổn thương gan.
- Người đang dùng thuốc chống đông máu, điều trị HIV/AIDS, … không nên ăn tỏi vì sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Người có thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi vì có thể gây ra tình trạng loãng khí, hao máu, phát nhiệt, sinh đờm, …
- Không ăn tỏi cùng với thịt chó, trứng, cá trắm.
- Người có thị lực yếu, mắc các bệnh về mắt,… không nên ăn tỏi.
- Xử lý mùi hôi của tỏi gây ra có thể súc miệng bằng nước trà xanh, cà phê không đường.
Tóm lại, tỏi là một loại dược liệu tốt hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, phòng ngừa được ung thư. Bên cạnh đó, tỏi còn là một loại gia vị giúp bạn ăn ngon hơn.
Bài viết trên cung cấp một số thông tin về củ tỏi và một số công dụng chữa bệnh của củ tỏi. Cảm ơn bạn đã theo dõi hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè và người thân.
Bài Viết Được Chia Sẻ Tại Website: https://dacsanbinhdinhonline.com
Đặc Sản Bình Định Online – Địa Chỉ Chuyên Cung Cấp Các Sản Phẩm Đặc Sản Bình Định Chính Gốc – Uy Tín – Đảm Bảo Chất Lượng. Các Sản Phẩm Đặc Sản Xứ Nẫu Như: Rượu Bầu Đá, Bia Quy Nhơn, Chả Cá Quy Nhơn, Chả Ram Tôm Đất, Nem Chợ Huyện, Bánh Ít Lá Gai, Bánh Tráng Nhúng, Mắm Mực, Mắm Cá Cơm, Nước Mắm Nhỉ, Khô Mực, Khô Cá Cơm, Chả Lụa, Chả Bò, Tré Rơm, Bánh Hồng, Dầu Đậu Phộng, Bún Song Thằn, Rượu Nước Nóng Vĩnh Thạnh, Rượu Nhung Nai Vĩnh Kim, Mực Cán Con, Mực Ngào, Mực Xé Sợ Rim Me, Cá Cơm Rim Me, Khô Cá Cơm, Khô Cá Chỉ Vàng, …
Thông Tin Liên Hệ Mua Hàng:
Hotline: 097 40 47 465
Zalo: 097 40 47 465
Địa Chỉ: Số 7, Quốc Lộ 1A, Phường Đông Hòa, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương (Gần Trường ĐH Nông Lâm TPHCM).