Description
Giới Thiệu Về Sản Phẩm Thuốc Võ Bình Định
Thuốc võ là tinh hoa y thuật của võ cổ truyền Bình Định.
Loại thuốc này thường được các võ sư, người luyện võ dùng để chữa trị các chấn thương trong quá trình luyện tập, giao đấu như rạn xương, bong gân, trật khớp, … nên dân gian quen gọi là thuốc võ.
Thuốc võ có góp phần không nhỏ vào sự nổi tiếng của võ cổ truyền Bình Định.
Thành Phần Dược Liệu Tạo Nên Thuốc Võ Bình Định
Đại hoàn, quế chi, lưu hội, hương phụ, hồng hoa, châu thời, bạc hà, mã tiền (đã chế), tá dược vừa đủ.
Công Dụng Của Thuốc Võ Bình Định
Sử dụng thuốc võ giúp tan máu bầm, đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, săn chắc dây chằng, tan các sưng nề tại vùng tổn thương, giảm sưng đau, … trị chứng đau mỏi vay gáy, đau lưng, đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, đau cột sống, thoát vị đĩa đệm, bong gân, trật khớp (sau khi đã nắn khớp về đúng vị trí), đau cơ, giãn dây chằng do vận động quá mức, tai nạn, té ngã, rạn xương, cứng khớp, giảm quá trình thoái hóa khớp, …
Không có tác dụng đối với trường hợp đau khớp do gút, do thận.
Đối Tượng Sử Dụng Thuốc Võ Bình Định
Thuốc võ Bình Định thường được dụng cho những người luyện võ ngoài ra trong cuộc số hằng ngày thuốc võ còn được dùng cho những người lớn tuổi, người chơi thể thao, người làm văn phòng phải ngồi nhiều với các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau cột sống, bầm tím, đau gân giãn cơ, … hoặc cho những người không may bị té ngã đa chấn thương.
Cách Ngâm Thuốc Võ Bình Định
1 gói thuốc võ 20g sẽ ngâm với 300ml rượu cao độ (khoảng 50 độ).
Giã 1 củ gừng già để ngâm chung với thuốc.
Lắc đều chai thuốc sau khi ngâm để thuốc được trộn đều và các chất thuốc dễ dàng hòa tan trong rượu. Thuốc sau khi ngâm 3 giờ là có thể sử dụng được.
Rượu dùng để ngâm thuốc võ nên dùng rượu được nấu thủ công có nồng độ cao để chất thuốc dễ thấm vào da và bảo đảm tác dụng của thuốc.
Cách Sử Dụng Thuốc Võ
Chuẩn bị 1 cái chén để đựng thuốc; chuẩn bị thêm găng tay để hạn chế thuốc dính vào tay; một miếng gạc y tế cỡ lớn để chấm thuốc thoa lên chỗ đau.
Chú ý: Thuốc võ dính vào vải rất khó giặt nên khi thoa thuốc cần chú ý.
Trước khi thoa thuốc nên dốc ngược và lắc đều chai thuốc đã ngâm để trộn thuốc bị lắng, sau đó đổ một ít thuốc vừa đủ xoa ra cái chén dùng hết lại đổ thêm vì rượu thuốc dễ bay hơi.
Dùng miếng gạc y tế chấm vào thuốc rồi thoa đều lên chỗ đau để thuốc thấm vào da. Vừa thoa thuốc vừa tác động thêm lực miết để tăng hiệu quả làm tan bầm, nghẽn mạch ở bên trong.
Tác dụng của thuốc sẽ tốt hơn nếu thoa thuốc nóng.
Sau khi thoa thuốc xong, có thể xoa bóp hoặc day lên vùng đau để tăng tác dụng của thuốc, giúp tan bầm và đả thông kinh mạch.
Nên tránh rửa nước chỗ thoa thuốc khoảng 7 tiếng sau khi thoa thuốc vì như vậy sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Đối với trường hợp bệnh nhân đau, tê toàn cánh tay, đau vai gáy thì nên thoa thuốc ở vùng gáy lưng đến đầu vai còn nếu có cảm giác đau, tê toàn chân thì xoa vùng thắt lưng chứ không xoa toàn chân tay, vì có thể nguyên nhân đau là do cột sống chèn dây thần kinh. Khi xoa tại vùng vai gáy, cột sống người bị đau nên nhờ người khác xoa hộ để tránh giãn gân cơ.
Sau 3 – 5 lần thoa thuốc mà thấy bệnh không giảm hoặc giảm nhưng không đáng kể thì nên ngừng thoa thuốc vì có thể thuốc không phù hợp với bệnh. Quý khách nên đến bác sĩ thăm khám nhằm xác định rõ nguyên nhân gây đau.
Bảo quản thuốc nơi khô ráo thoáng mát, thuốc có thể để được trong thời gian dài, thuốc để càng lâu hiệu quả sử dụng càng tốt.
Thuốc dùng ngoài da KHÔNG ĐƯỢC UỐNG, để xa tầm tay trẻ em.