Dọc miền đất nước Việt Nam có nhiều vùng đất, có nhiều nền văn hóa khác nhau, mỗi vùng có một tên gọi khác nhau. Trong đó, xứ Nẫu là vùng đất nổi tiếng với nhiều bãi biển nước trong xanh ngắt, nhiều món ăn đặc sản được có hương vị đậm đà đặc trưng, con người có tính cách hào sảng, gần gũi. Và ấn tượng hơn cả là giọng nói của người dân xứ Nẫu không thể lẫn đi đâu được.
Vậy tại sao Bình Định, Phú Yên lại được gọi là xứ Nẫu? Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi xứ Nẫu là gì? Hãy cùng Đặc Sản Bình Định Online đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên bạn nhé!
Xứ Nẫu Là Gì?
Xứ Nẫu là tên gọi thân thương để chỉ 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên.
Khái Quát Nguồn Gốc Tên Gọi Xứ Nẫu
Theo ghi chép của lịch sử Việt Nam, vào năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh khi đó đang giữ chức Phù nghĩa hầu làm Trấn biên quan có trách nhiệm đưa dân nghèo không có đất đai, sản nghiệp đi khai khẩn vùng đất mới từ phía nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (là tỉnh Phú yên bây giờ). Sau thời gian 33 năm khai khẩn nơi đây dần hình thành nên các làng mạc. Năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng cho thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa.
Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên hay còn gọi là chúc Sãi nâng cấp phủ Phú Yên thành đơn vị hành chính cấp tỉnh là dinh Trấn Biên.
Do vùng đất Phú Yên bấy giờ còn khá mới, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có nhiều nét đặc thù riêng như dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới cấp Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn lần lượt là Phường, Nậu, Man.
- Phường là đơn vị hành chính để chỉ các làng nghề có quy mô lớn như phường Lụa, phường Sông Nhiễu.
- Nậu là đơn vị hành chính để chỉ một nhóm nhỏ những người cùng làm một nghề, người đứng đầu Nậu gọi là đầu Nậu.
Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người làm nghề khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm nghề muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ ở vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người chuyên đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người chuyên làm mắm, …
Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong nên năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chú (1697 – 1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định lại phạm vi và chức năng của các đơn vị hành chính qua đó các đơn vị hành chính cũ như “Thuộc”, “Nậu” bị xóa bỏ.
Khái niệm “Nậu” ngày trước dùng để gọi người đứng đầu một nhóm người làm chung một nghề được biến nghĩa thành đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ “Nậu” không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:
Ví dụ:
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.
Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên – Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ thanh gốc thành thanh hỏi.
Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng”, “bả” hay hnh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh”, “chỉ”. Và thế là từ “Nậu” được thay bằng từ “Nẩu”.
Theo phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa – Quảng Nam) với “mô, tề, răng, rứa, chừ”, vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định – Quảng Ngãi) được đổi thành “đâu, kia, sao, vậy, giờ”. Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (vùng đất Bình Định – Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Đặc biệt, người dân vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu – Phú Yên), các âm thanh ngã đều phát âm thành thanh hỏi. Riêng người dân Tuy Hòa, khi phát âm không phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã.
Bởi vậy, “Nẩu” hay được phát âm thành “Nẫu”.
Đồng bằng Tuy Hòa trù phú có nhiều nhà giàu cho con cái đi học chữ phương xa như chữ nghĩa viết chữ “Nẩu” nhưng phát âm quen miệng thành vẫn là chữ “Nẫu”.
Dần về sau, từ “nậu” biến mất và được thay thế bằng từ “nẫu” mang ý nghĩa là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba cả số ít và số nhiều. “Nẫu” là tiếng địa phương của vùng Bình Định, Phú Yên là “đặc sản” của Bình Định, Phú Yên nên người ta gọi vùng đất Bình Định, Phú Yên là “xứ Nẫu”.
Thanh Âm Giọng Nói Của Người Xứ Nẫu Trong Đời Sống Cộng Đồng
Xứ Nẫu là 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Cũng giống như các vùng miền khác, giọng nói người dân xứ nẫu không lẫn vào đâu được. Người xứ Nẫu luôn nói lớn tiếng, giọng nặng và hầu hết các âm tiết đều bị biến dạng theo hướng nặng hơn, khó phát âm hơn, có nhiều từ chỉ có người xứ Nẫu mới nói được giống như cấu tạo thanh quản của dân xứ Nẫu đã khác đi so với người dân xứ khác. Người xứ Nẫu nói chuyện với người xứ Nẫu từ ngữ nghe quê mùa cục mịch, đến mức câu ca dao mẹ hát ru con cũng nặng trình trịch.
Tính Cách Con Người Xứ Nẫu
Dân Nẫu là “dân nhà quê”, nên dù học cao mấy vẫn không trút được cái gốc “nẫu” mộc mạc của mình. Dân Nẫu không khôn ngoan, khéo léo như người Bắc, không dịu dàng, lịch lãm như người xứ Huế, cũng chẳng rộng rãi, vô tư như người Nam, Nẫu là Nẫu thôi. Dân Nẫu không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, tốt xấu gì cũng mặc, “kệ nẫu”. Cho nên dân Nẫu đi xứ khác làm ăn bị thiệt thòi nhiều, ít bạn, nhưng nếu có bạn, nẫu sẽ hết lòng với bạn.
Nếu có dịp về thăm xứ Nẫu thân thương nhất định bạn sẽ thích những nét đẹp trong văn hóa, tâm hồn con người xứ Nẫu thân thiện, mến khách và rất đỗi nhiệt tình. Và đặc biệt hơn cả khi về thăm xứ Nẫu bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon đậm chất xứ Nẫu và chỉ có ở xứ Nẫu.
Đặc Sản Bình Định Online – Địa Chỉ Chuyên Cung Cấp Các Sản Phẩm Đặc Sản Bình Định Chính Gốc – Uy Tín – Đảm Bảo Chất Lượng. Các Sản Phẩm Đặc Sản Xứ Nẫu Như: Rượu Bầu Đá, Bia Quy Nhơn, Chả Cá Quy Nhơn, Chả Ram Tôm Đất, Nem Chợ Huyện, Bánh Ít Lá Gai, Bánh Tráng Nhúng, Mắm Mực, Mắm Cá Cơm, Nước Mắm Nhỉ, Khô Mực, Khô Cá Cơm, Chả Lụa, Chả Bò, Tré Rơm, Bánh Hồng, Dầu Đậu Phộng, Bún Song Thằn, Rượu Nước Nóng Vĩnh Thạnh, Rượu Nhung Nai Vĩnh Kim, Mực Cán Con, Mực Ngào, Mực Xé Sợ Rim Me, Cá Cơm Rim Me, Khô Cá Cơm, Khô Cá Chỉ Vàng, …
Thông Tin Liên Hệ Mua Hàng:
Hotline: 097 40 47 465
Zalo: 097 40 47 465
Địa Chỉ: Số 7, Quốc Lộ 1A, Phường Đông Hòa, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương (Gần Trường ĐH Nông Lâm TPHCM).