Bánh tráng là một món ăn được yêu thích của người Việt Nam. Ngày nay, có nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng xuất hiện để đáp ứng như cầu của người tiêu dùng. Vậy quy trình sản xuất bánh tráng thủ công như thế nào? Mời các bạn hãy cùng Đặc Sản Bình Định Online tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguồn Gốc Của Bánh Tráng
Bánh tráng là tên gọi xuất xứ miền Nam. Gọi là bánh tráng vì quá trình làm ra loại bánh này là tráng. Nhiều nơi bánh tráng còn được gọi là bánh đa.

Xem Thêm Sản Phẩm: Bánh Tráng Nhúng Bình Định
Các Loại Bánh Tráng
Bánh tráng có thể dùng để nhúng, để nướng hay cuốn chả giò (chả ram) nên bánh tráng được chia làm nhiều loại:
- Bánh tráng nhúng là bánh tráng mỏng dùng để cuốn rau sống, chả ram, dưa leo, thịt luộc, … và chấm với mắm nêm ăn rất ngon.
- Bánh tráng nướng là loại bánh tráng dày chuyên dùng để nướng trên bếp than ăn rất thích. Khi làm tráng bánh nướng thường cho thêm một số nguyên liệu vào bột tráng bánh như: dừa nạo, mè, hạt tiêu, hành hương và một số gia vị.
- Bánh tráng mỏng dùng để cuốn chả ram.

Bánh tráng còn được chia theo cách sản xuất truyền thống hay bánh tráng công nghiệp.
- Bánh tráng truyền thống thường được người thợ tráng bánh bằng tay. Bánh tráng tay thường có hình tròn.
- Bánh tráng công nghiệp thường được tráng bằng máy. Bánh tráng máy có hình vuông.
Xem Thêm: Nghề Tráng Bánh Tráng Thủ Công Của Người Bình Định
Ngoài ra, bánh tráng còn được phân loại theo nguyên liệu chính để làm bánh như: bánh tráng mì, bánh tráng gạo.
Nguyên Liệu Để Làm Bánh Tráng

Nguyên liệu chính để làm bánh tráng thường là bột gạo. Bột gạo pha vừa phải với nước để tráng. Ngoài ra còn cho thêm một ít bột mì để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng.
Lưu Ý: Nếu pha nhiều bột mì quá sẽ làm cho bánh tráng có vị chua.
Quy Trình Sản Xuất Bánh Tráng Truyền Thống Của Người Bình Định
Bước 1: Đầu tiên, gạo được ngâm cho mềm và xay thành bột. Bột gạo được pha với nước theo tỉ lệ phù hợp. Nồi để làm chín bánh được bịt kín bằng một miếng vải, bánh được làm chín bằng cách hấp cách thủy.
Bước 2: Sau khi, đã chuẩn bị bột tráng bánh xong dùng 1 cái vá lớn để múc bột tráng mỏng thật đều tay lên mặt tấm vải rồi đậy nắp lại. Bánh sẽ nhanh chóng được làm chín bằng hơi nước nóng. Bạn cần chuẩn bị một dụng cụ để lấy bánh tráng ra đó là cây tre vót nhọn, sau đó đặt bánh lên một cái vỉ dài được đan bằng tre. Trên mỗi vỉ sẽ đặt được 5 đến 6 chiếc bánh tráng, rồi đem vỉ bánh đi phơi nắng chờ đến khi bánh khô là có thể dùng được.
Xem Thêm Video: Quy Trình Làm Bánh Tráng Nhúng Bình Định
Như vậy là Đặc Sản Bình Định Online đã chia sẻ đến bạn quy trình sản xuất bánh tráng thủ công truyền thống của người Bình Định. Nếu như bạn có nhu cầu mua bánh tráng Bình Định hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE: 097 40 47 465 (Zalo).
Địa Chỉ Mua Bánh Tráng Bình Định Trực Tiếp Tại TPHCM:
- Địa Chỉ: Số 12/10, Đường số 9, Phường Tăng Nhơn Phú B, Thành Phố Thủ Đức, TPHCM.
- Cửa Hàng: Số 75/10A Đường 18, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, TPHCM.
- Website: dacsanbinhdinhonline.com
Xem Tất Cả: Tất Cả Các Sản Phẩm Của Cửa Cửa Hàng Đặc Sản Bình Định Online
Chúng tôi có nhận ship COD toàn quốc nên quý khách có thể mua hàng rất dễ dàng.
Đặc Sản Bình Định Online – Địa Chỉ Cung Cấp Đặc Sản Bình Định Chính Gốc – Uy Tín – Đảm Bảo Chất Lượng.
Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ nội dung bài viết đến với bạn bè và người thân bạn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đặc Sản Bình Định Online – Địa Chỉ Chuyên Cung Cấp Các Sản Phẩm Đặc Sản Bình Định Chính Gốc – Uy Tín – Đảm Bảo Chất Lượng. Các Sản Phẩm Đặc Sản Xứ Nẫu Như: Rượu Bầu Đá, Bia Quy Nhơn, Chả Cá Quy Nhơn, Chả Ram Tôm Đất, Nem Chợ Huyện, Bánh Ít Lá Gai, Bánh Tráng Nhúng, Mắm Mực, Mắm Cá Cơm, Nước Mắm Nhỉ, Khô Mực, Khô Cá Cơm, Chả Lụa, Chả Bò, Tré Rơm, Bánh Hồng, Dầu Đậu Phộng, Bún Song Thằn, Rượu Nước Nóng Vĩnh Thạnh, Rượu Nhung Nai Vĩnh Kim, Mực Cán Con, Mực Ngào, Mực Xé Sợ Rim Me, Cá Cơm Rim Me, Khô Cá Cơm, Khô Cá Chỉ Vàng, …
Thông Tin Liên Hệ Mua Hàng:
Hotline: 097 40 47 465
Zalo: 097 40 47 465
Địa Chỉ: Số 7, Quốc Lộ 1A, Phường Đông Hòa, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương (Gần Trường ĐH Nông Lâm TPHCM).