1/5 - (5 bình chọn)

Làng nón ngựa Phú Gia thuộc Thôn Phú Gia, Xã Cát Tường, Huyện Phù Cát, Bình Định cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 40km về hướng Bắc với 200 hộ làm nghề làm nón ngựa. Làng nón Phú Gia đã hình thành cách đây gần 400 năm là một làng nghề truyền thống nổi tiếng của quê hương Bình Định.

Xem Thêm: Làng Nghề Truyền Thống Nón Lá Gò Găng

Giới Thiệu Về Chiếc Nón Ngựa Phú Gia

Sản Phẩm Nón Ngựa Phú Gia

Nón ngựa Phú Gia là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của người dân xứ Nẫu. Chiếc nón được làm ra từ bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ làm nón thủ công lâu năm.

Được gọi là nón ngựa đơn giản chỉ vì nó dùng đội khi cưỡi ngựa. Ngày xưa, nón ngựa được làm ra chủ yếu để phục vụ cho vua, quan đội đội khi ngồi trên lưng ngựa.

Chiếc nón ngựa Phú Gia được làm thủ công rất công phu. Các họa tiết thêu trên mỗi chiếc nón cũng khác nhau, tương ứng với chức vụ, phẩm hàm của người đội nón.

Mỗi chiếc nón ngựa nếu làm đủ các công đoạn sẽ có độ bền sử dụng lên đến 200 năm. Hiện nay, nhiều chiếc nón ngựa được làm từ 200 năm trước vẫn còn được lưu giữ tại thôn Phú Gia.

Nón ngựa Phú Gia có kết cấu rất đặc biệt, vô cùng bền chắc. Nón được kết từ 10 lớp lá, loại lá dùng làm nón ngựa là lá kè (lá cọ) mọc ngoài tự nhiên, ống giang và rễ dứa.

  • Lá kè sử dụng làm nón không được quá già hoặc quá non, đem phơi nắng, phơi sương để lá vừa khô vừa có được độ mềm dẻo cần thiết.
  • Rễ dứa phải là loại rễ đã nằm trong lòng đất 2 – 3 năm, có độ bền chắc, đàn hồi tốt.

Có đến 10 công đoạn để làm ra một chiếc nón ngựa, từ tạo sườn, đan sườn mê, chằm nón cho đến thêu thuyền, kết lá, … Mỗi công đoạn trong quá trình làm nón có một thôn, một xóm làm riêng theo hình thức chuyên môn hóa. Riêng Phú Gia chủ yếu là mua sườn mê về làm ra nón thành phẩm.

Mê sườn được chẻ nhỏ ra như những cây tăm và chuốt nhẵn đều, tiếp đến là đan mê. Bước tiếp theo là đặt mê sườn lên khung nón và cuối cùng là đặt lá cọ lên trên mê sườn, tiến hành chằm nón. Bên trong nón được thêu nhiều hình ảnh, hoạt tiết trang trí bắt mắt như: mang đậm bản sắc người Việt như: Đám mây, Tứ Linh Long – Lân – Quy – Phụng, hoa sen, bầu rượu, …. Điều đặc biệt hơn đó là thường việc thêu các hoa văn trên nón sẽ do những nghệ nhận lớn tuổi, lành nghề thực hiện. Quai nón được làm bằng những dải lụa đỏ hoặc xanh, chỗ dưới cằm có chỏm tua. Những chiếc nón ngựa thế này rất được du khách ưa thích bởi sự độc đáo và độ bền của nón. Ngoài sử dụng để bán và xuất khẩu, ở làng Phú Gia nón ngựa là một trong những vật phẩm không thể thiếu vào những ngày cưới hỏi khi đó trong ngày này chú rể sẽ đội chiếc nón ngựa này để đi rước dâu về nhà như một nét văn hóa của nơi đây.

Lịch Sử Hình Thành Nghề Làm Nón Lá Ở Bình Định

Làng Nón Ngựa Phú Gia – Làng Nghề Truyền Thống Không Chỉ Nổi Tiếng Ở Bình Định

Đến với Bình Định, du khách không chỉ được đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ xinh đẹp, khám phá nét đẹp văn hóa ngàn năm của các di tích Chămpa với các cụm tháp Chăm nổi tiếng, nghệ thuật Tuồng, bài Chòi, thưởng thức những tiết mục võ cổ truyền độc đáo, mà còn có dịp ghé thăm và trải nghiệm một cuộc sống dân dã, bình dị của những làng nghề truyền thống Bình Định lâu đời nổi tiếng với vô số sản phẩm độc đáo như: Làng nghệ Rượu Bàu Đá, làng nghề bánh tráng Trường Cửu, làng nghề đúc đồng Bằng Châu, Làng gốm đất Vân Sơn, … Và làng nón ngựa Phú Gia là một làng nghề cực kỳ nổi tiếng tại đây.

Xem Thêm: Quần Thể Tháp Dương Long – Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Bình Định

Làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu làng nghề tiêu biểu Việt Nam và được chọn xây dựng mô hình Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Theo nhiều nghệ nhân trong làng, vì người mua chủ yếu là khách du lịch mua về để làm kỷ niệm nên ngoài những chiếc nón ngựa truyền thống, làng nghề Phú Gia ngày nay còn chế tác ra nhiều loại nón cách tân hơn.

Làng Nón Ngựa Phú Gia – Làng Nghề Truyền Thống Không Chỉ Nổi Tiếng Ở Bình Định

Khi về nơi đây, du khách sẽ chứng kiến cảnh nhộn nhịp, đầm ấm của người dân. Cứ hai, ba nhà tập trung lại với nhau, từ các bác, các chị phải đeo kính, tựa cột, đến các em học sinh tuổi 15, 17 đều vui vẻ trò chuyện trong tiếng thì thụp của mũi kim chằm nón.

Ở đây, trẻ em 10 tuổi là đã được nhắc việc học làm nón, 15 tuổi đã ra thợ lành nghề. Ngoài giờ học, nhiều em ngồi chăm chỉ chằm nón, phụ giúp kinh tế gia đình.

Ngoài ra, bạn còn có thể mua cho mình những chiếc nón ngựa xinh xắn và có thể lựa chọn dây quai nón để tạo điểm khác biệt cho chiếc nón của mình. Tùy vào chất lượng mà nón ngựa Phú Gia ngày nay có giá dao động từ 50.000 – 80.000 đồng/chiếc, nón làm theo nguyên mẫu truyền thống có giá 300.000 – 400.000 đồng/chiếc.

Nếu bạn đã quen với những chuyến đi chơi sôi nổi, náo nhiệt thì mình tin chắc rằng chuyến đi tham quan làng nón ngựa Phú Gia sẽ là một trải nghiệm đặc biệt dành cho bạn.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bình Định. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân bạn nhé.

Xem Thêm: Huyện Tuy Phước Có Những Làng Nghề Truyền Thống Nào?

Trả lời