5/5 - (1 bình chọn)

Bình Định được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Hôm nay, hãy cùng Đặc Sản Bình Định Online đi tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Xem Thêm: Các Làng Nghề Truyền Thống Nổi Tiếng Tại Bình Định

Làng Nghề Bánh Tráng Ở Kim Tây

Làng Nghề Bánh Tráng Ở Kim Tây

Khi đến với thôn Kim Tây, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định những ngày tháng chạp bạn sẽ thấy nơi đây rộn rã, tất bậc với công việc tránh bánh, phơi bánh, thu gom bánh, đóng gói để gửi bánh đi khắp mọi miền đất nước.

Xem Thêm: Làng Nghề Truyền Thống Bánh Tráng Trường Cửu – Nhơn Lộc

Mua bánh tráng Bình Định hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE: 097 40 47 465 (Zalo).

Xem Thêm: Top 5 Loại Bánh Tráng Đặc Sản Bình Định Ngon Nhất

Làng Nghề Đan Võng Tàu Thơm Ở Thôn Tuân Lễ

Làng Nghề Đan Võng Tàu Thơm Ở Thôn Tuân Lễ Đang Dần Mai Một

Đất Tuy Phước (Bình Định) nổi tiếng với các làng nghề đã có lịch sử hơn 300 năm. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, của các cuộc chiến tranh và sử thay đổi về như cầu của cuộc sống, nhiều làng nghề đã mất dần. Những nghề truyền thống cha truyền con nối không giữ được, phương tiện sản xuất không còn và quan trọng hơn cả, cũng chẳng còn mấy ai tâm huyết với nghề. Nghề đan võng tàu thơm ở thôn Tuân Lễ, xã Phước Hiệp là một trong số đó. Ngày nay, trong thôn còn rất ít hộ theo nghề đan võng truyền thống.

Võng tàu thơm Tuân Lễ đặc biệt rất bền có chiếc sử dụng đến 50 năm vẫn còn nguyên vẹn. Ngày xưa, võng tàu thơm chỉ dành cho hàng quan lại và giới địa chủ nhà giàu sử dụng. Sau này mới được phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân. Võng Tuân Lễ nằm rất êm nên được nhiều người yêu thích.

Theo người xưa kể lại, vào thời kỳ vàng son của nghề, cả thôn có hơn 120 hộ dân thì tất cả đều làm nghề đan võng, mỗi ngày cung cấp ra thị trường cả trăm chiếc võng, bán khắp mọi nơi từ Bình Định cho đến các tỉnh thành khác trong cả nước như: Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Quãng Ngãi và Gia Lai, …Nhưng bây giờ, làng đan võng Tuân Lễ chỉ còn lại trong ký ức của người dân nơi đây.

Để làm ra một chiếc võng thành phẩm phải trải qua khá nhiều công đoạn. Nguyên liệu để đan võng cắt từ lá tàu thơm, đem ngâm nước từ 10 đến 15 ngày tùy trời mưa nắng, rồi đem lên cạo hết lớp nhớt để lấy sợi tơ của thơm đem phơi nắng cho thật khô rồi mới đem ra đan võng.

Nhưng dù bền, du đẹp đến mấy thì bây giờ làng đan võng thôn Tuân Lễ hầu như chẳng còn mấy người tâm huyết với nghề, giữ gìn và phát triển lấy nghề cổ truyền thống, bởi ngày nay các loại võng đan bằng cước, bằng ni lông xuất hiện quá nhiều và giá lại rẻ hơn võng Tuân Lễ. Thu nhập từ nghề làm võng chẳng là bao nhiêu so với đi làm những công việc khác.

Hiện tại, nguyên liệu để làm 1 chiếc võng tàu thơm có giá khoảng 150 ngàn đồng và mỗi người thợ đan võng giỏi phải mất từ 6 đến 7 ngày mới hoàn thành một sản phẩm. Do vậy, cứ mỗi chiếc võng bán được 250.000 đồng, tính ra thu nhập chừng 30.000 – 35.000 đồng người/ngày.

Không cạnh tranh nổi với các loại võng giá rẻ trên thị trường nên võng tàu thơm Tuân Lễ dần mai một và đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Xem Thêm: Làng Nghề Truyền Thống Đúc Đồng Bằng Châu Bình Định

Nghề Làm Muối Ở Thôn Diêm Vân

Nghề Làm Muối Ở Thôn Diêm Vân

Nằm ven đầm Thị Nại tiếp giáp thành phố Quy Nhơn, thôn Diêm Vân, Phước Thuận, Tuy Phước có nhiều hộ dân theo nghề làm muối từ rất lâu. Để tăng năng suất, hiệu quả và thu nhập từ nghề làm muối ở đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập huấn quy trình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trải bạt cho 45 hộ dân trước khi vào vụ sản xuất muối 2011. Tuy nhiên, năm đó các hộ này không triển khai theo mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trải bạt mà vẫn làm muối theo phương pháp truyền thống, hiệu quả và thu nhập thấp. Ngay nay, do đã tiếp thu những phương pháp làm muối hiện đại nên nghề làm muốn nơi đây phát triển, các hộ làm muối có thu nhập ổn định.

Xem Thêm: Làng Nghề Truyền Thống Nón Lá Gò Găng Bình Định

Nghề Đan Rổ – Thúng Ở Xã Phước Quang

Nghề Đan Rổ - Thúng Ở Xã Phước Quang

Thôn Tân Lễ, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một thôn thuần nông nổi tiếng với nghề làm rổ thúng bằng tre.. Ngoài làm ruộng cho thu nhập đủ sống thì nghề đan rổ, thúng từ tre đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân nơi đây.

Xem Thêm: Làng Nghề Truyền Thống Gốm Đất Vân Sơn

Làng Hoa Dưới Chân Đèo Xuân Mỹ – Xã Phước Hiệp

Làng Hoa Dưới Chân Đèo Xuân Mỹ - Xã Phước Hiệp

Đèo Xuân Mỹ cách tỉnh lộ ĐT640 chừng 400 mét về phía Tây Nam thuộc thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Thôn Xuân Mỹ được biết đến bỡi vùng này quanh năm có những vườn hoa tươi tốt cung ứng hoa cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Trên đây là bài viết chia sẻ của chúng tôi về một số làng nghề truyền thống tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng ta nên tạo điều kiện để phát triển các làng nghề truyền thống như phát triển văn hóa du lịch các làng nghề để tạo thu nhập cho người dân làng nghề để giúp người dân làng nghề tiếp tục phát triển làng nghề không bị mai một.

Xem Thêm: Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá An Nhơn

Trả lời