5/5 - (3 bình chọn)

Các làng nghề nấu rượu thủ công của Việt Nam nằm rải rác khắp mọi miền đất nước. Mặc dù có nhiều làng nghề đã mai một nhưng một số nơi nghề nấu rượu truyền thống của cha ông để lại vẫn được giữ gìn và phát triển, tiếp tục làm ra đặc sản rượu vùng miền chất lượng, an toàn cho người sử dụng.

Hãy cùng Đặc Sản Bình Định Online điểm qua 10 làng nghề nấu rượu thủ công nổi tiếng ở Việt Nam bạn nhé!!!

Làng Bàu Đá – Bình Định

Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá Bình Định

Vinh Danh Làng Nghề Rượu Bầu Đá

Quy Trình Nấu Rượu Bầu Đá Được Làm Hoàn Toàn Thủ Công

Rượu Bàu đá Bình Định được đánh giá là loại ngon nhất, nặng nhất Việt Nam, với nồng độ cao khoảng trên 50 độ.

Rượu Bầu Đá Bình Định Chính Gốc

Rượu trong vắt như nước suối, rót ra ly sủi tăm, hương vị thơm ngon, đậm đà, đặc biệt uống không bị đau đầu.

Rượu được nấu bằng gạo, nếp hoặc là đậu xanh. Rượu đậu xanh là rượu Bầu đá loại đặc biệt.

>>>>> Liên Hệ Mua Rượu Bầu Đá Bình Định: 097 40 47 465 (Zalo)

Làng Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Rượu Mẫu Sơn

Rượu Mẫu Sơn là một loại rượu ngon đặc sản do người Dao làm ra. Rượu được chưng cất thủ công từ gạo bằng phương thức cổ truyền, nguồn nước dùng để ủ rượu là nước suối tinh khiết của những con suối chảy trong núi cao và loại men rượu là lá rừng được làm từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm.

Làng Vân – Bắc Giang (Bắc Ninh)

Rượu Làng Vân chỉ cần lắc nhẹ đã thấy sủi tăm. Rượu được nấu bằng nếp cái hoa vàng, men thuốc bắc bằng công thức lâu đời của người dân Bắc Giang.

Làng Lạc Đạo – Hưng Yên

Rượu Lạc Đạo có nồng độ cồn rất cao trên 45 độ, từng là loại rượu tiến vua. Rượu Lạc Đạo chứa đựng tình cảm nồng ấm của người Hưng Yên. Rượu Hưng Yên được nấu theo cách truyền thống, đó là cách nấu “ba tòa”, một số nơi khác lại sử dụng cách nấu kiểu “ruột mèo” hay còn gọi là “nấu bể”.

Làng Kim Sơn – Ninh Bình

Rượu Kim Sơn được chưng cất từ gạo nếp, men rượu là 36 vị thuốc bắc, nước giếng khơi. Rượu có vị ngọt, cay, thơm khiến người uống cảm nhận được sự ngọt ngào, ấm nồng tình cảm của người dân vùng đất Cố Đô Ninh Bình.

Làng Kim Long – Quảng Trị

Rượu Kim Long là rượu ngon vang tiếng một thời, được nhiều đời vua chúa, quan lại nhà Nguyễn tâm đắc vinh danh “Kim Long đệ nhất tửu”.

Làng Chuồn – Huế

Rượu Làng Chuồn là loại rượu có từ thời Nguyễn, do triều đình nhà Nguyễn tuyển chọn giống lúa tốt, giao cho dân làng gieo trồng, thu hoạch và nấu thành rượu để tiến cung, phục vụ cho các dịp tế hưởng của triều đình. Rượu Chuồn là loại rượu quý chất lượng, mà còn mang cả những giá trị di sản văn hóa vô hình của một vùng đất, khiến nhiều người phải mê đắm.

Làng Gò Đen – Long An

Rượu Gò Đen được nấu từ gạo nếp bằng phương pháp thủ công truyền thống. Rượu có hương vị độc đáo nhờ nấu từ gạo nếp là nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen.

Rượu nấu để thưởng thức thường sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi hạ thủy ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống.

Rượu Gò Đen đã trở thành danh tửu nổi tiếng nhất vùng Nam Bộ

Làng Phú Lễ – Bến Tre

Rượu nếp Phú Lễ là một loại rượu thủ công có từ rất lâu đời. Rượu có hương vị nồng đậm, thơm ngon, uống rất êm và đặc biệt uống không bị đau đầu.

Xuân Thạnh – Trà Vinh

Rượu Xuân Thạnh là một trong 3 loại rượu nổi tiếng ở mảnh đất miền Tây Nam Bộ cùng với rượu Phú Lễ và rượu Gò Đen.  Rượu Xuân Thạnh với hương vị nồng nàn, ngọt ngào hấp dẫn và không gây khó chịu cho người lỡ uống quá nhiều.

Rượu được chưng cất với phương pháp rất cầu kỳ từ gạo nếp mùa truyền thống, men rượu là loại men viên chứa 14 loại vi sinh vật và 48 dòng nấm mốc gia truyền có hoạt tính đường hóa cao.

Trên đây là những làng nghề nấu rượu thủ công nổi tiếng của Việt Nam. Trong những loại rượu nổi tiếng Việt Nam kể trên bạn đã từng thưởng thức loại rượu nào?

Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ nó với bạn bè và người thân bạn nhé!!!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!!!

Trả lời